Để tới du lịch
Đà Nẵng bạn có thể lựa chọn vô vàn cách di chuyển như xe khách, ô-tô riêng, tàu
hỏa, …nhưng cách nhanh nhất tiện lợi nhất thì máy bay là sự lựa chọn đáng quan
tâm đấy. Hãy đến với vé máy bay 247 để có chuyến bay hợp lý và hài long
nhất nhé. Dưới đây là một số kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng bạn nên biết để có
chuyến du lịch hài lòng nhất nhé.
Cách di chuyển từ sân bay Đà Nẵng về
trung tâm thành phố:
Sân bay quốc
tế Đà Nẵng tọa lạc trên đường Duy Tân thuộc địa phận phường Hòa Thuận Tây, quận
Hải Châu, Đà Nẵng cách trung tâm thành phố khoảng 3km. Với khoảng cách siêu gần
này bạn có thể dễ dàng di chuyển vào trung tâm thành phố mà không cần bận tâm
quá nhiều. Nhưng một chuyến đi hay di chuyển sẽ hoàn hảo hơn khi bạn nắm chắc
thông tin và giá cả các loại phương tiện di chuyển.
Một số điều cần biết về sân bay quốc tế Đà Nẵng:
-Sân bay quốc tế
Đà Nẵng nằm ở Phường Hòa Thuận Tây, Quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà
Nẵng 3km về phía đông, giao thông rất thuận tiện theo nhiều hướng.
-Từ sân bay đi Hội
An là 30km, và khoảng cách đến Bà Nà vào khoảng 23km. Để tiện bạn có thể tham
khảo đường đi trên Google Maps, hoặc hỏi đường người dân địa phương.
-Tính đến thời điểm
hiện tại sân bay Đà Nẵng có 2 nhà ga: Nhà ga quốc nội (nhà ga T1) và nhà ga
quốc tế (nhà ga T2).
- Tại nhà ga
T2, hãng Vietnam Airlines có 22 quầy làm thủ tục cố định tại tầng 2, cánh trái
nhà ga. Quầy vé và quầy đại diện của Vietnam Airlines nằm đối diện khu vực thủ
tục của hãng. Khu vực nhận hành lý của chuyến bay đến và quầy thông tin hành lý
thất lạc được bố trí hợp lý tại khu vực cách ly đến ở tầng trệt.
- Các chuyến bay
quốc tế xuất phát từ Đà Nẵng của VietJet Air làm thủ tục tại nhà ga T2, lối vào
B tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng.
Phương tiện di chuyển từ sân bay Đà Nẵng vào trung tâm thành
phố:
Tổng cộng sân bay
hiện có 08 tuyến xe bus khác nhau hoạt động gồm có cả loại có trợ giá (được hỗ
trợ chi phí) và loại không trợ giá (bạn phải tự chi trả hoàn toàn chi phí).Từ
sân bay Đà Nẵng, ra cổng, sang đường chính Nguyễn Hữu Thọ là có thể chờ và bắt
các tuyến xe bus theo ý muốn.
Tuyến xe
bus số 1: Đà Nẵng (Đường phía Đông bến xe Trung tâm) – Hội An (bến xe Hội
An) (Không trợ giá)
- Tần suất hoạt
động: 15p – 20p/chuyến
- Thời gian hoạt
động trong ngày: Từ 5h30p đến 18h hàng ngày
- Lộ trình di
chuyển đi về: Đường phía Đông bến xe Trung tâm – đường phía Bắc – đường Tôn Đức
Thắng – đường Điện Biên Phủ – đường Lê Duẩn – đường Trưng Nữ Vương – đường Cầu
Nguyễn Văn Trỗi – đường Ngũ Hành Sơn – Bến xe Hội An
Tuyến xe
bus số 2: Kim Liên – Chợ Hàn
- Tần suất hoạt
động: 10p – 15p/chuyến
- Thời gian hoạt
động trong ngày: Từ 5h30p - 18h hàng ngày
- Lộ trình di
chuyển: Chợ Kim Liên Đà Nẵng – đường Nguyễn Lương Bằng – đường Tôn Đức Thắng –
đường Điện Biên Phủ – đường Lý Thái Tổ – đường Hùng Vương – đường Trần Phú –
đường Trần Quốc Toản – đường Bạch Đằng.
Tuyến xe
bus số 3: Đà Nẵng – Bến xe Ái Nghĩa
- Tần suất hoạt
động: 20p – 30p/chuyến
- Thời gian hoạt
động tuyến 3: Từ 5h30p - 18h hàng ngày
- Lộ trình di
chuyển đi về: Bến xe trung tâm thành phố Đà Nẵng- đường Điện Biên Phủ – đường
Lý Thái Tổ – đường Ông Ích Khiêm – đường Trưng Nữ Vương- đường Cánh Mạng tháng
Tám – đường Ngã ba Hoà Đông- Ngã tư Ái Nghĩa – Bến xe Ái Nghĩa.
Xe buýt chỉ
mất khoảng 15p vào thành phố
Tuyến xe
bus số 4: Đà Nẵng – Thành phố Tam Kỳ (tuyến xe bus nối liền giữa bến xe Đà Nẵng
và bến xe Quảng Nam)
- Tần suất hoạt
động: Khoảng 30p/chuyến
- Thời gian hoạt
động tuyến 4: Từ 5h30p đến 18h hàng ngày
- Lộ trình di
chuyển đi về: đường Nguyễn Tất Thành – đường Quang Trung – đường Trần Cao Vân -
đường Điện Biên Phủ – đường Nguyễn Hữu Thọ – đường Cánh Mạng Tháng Tám – đường
Cầu Cẩm Lệ – đường Phan Bội Châu – đường Phan Chu Trinh – đường Hòa Hương –
thành phố Tam Kỳ.
Tuyến xe
bus số 6: Đà Nẵng – Mỹ Sơn
- Tần suất hoạt
động: Khoảng 30 phút/chuyến
- Thời gian hoạt
động trong ngày: Từ 5h30 đến 17h hàng ngày
- Lộ trình di
chuyển đi - về: Bến xe thành phố Đà Nẵng – đường Lê Duẩn – đường Hoàng Hoa
Thám- đường Lê Đình Lý – đường Nguyễn Tri Phương – đường Trưng Nữ Vương – đường
Núi Thành – đường Cánh Mạng tháng Tám – Quốc lộ 1A – Mỹ Sơn.
Tuyến xe
bus số 11
Đây là tuyến xe
bus trợ giá mới được khai thác và đưa vào hoạt động chưa lâu nhưng nhận được
phản hồi tích cực của khách hàng bởi phong cách phục vụ chuyên nghiệp và thái
độ cực kỳ thân thiện.
- Tần suất hoạt
động: Khoảng 20p/chuyến
- Thời gian hoạt
động trong ngày: Từ 5h00 đến 21h hàng ngày
- Lộ trình di
chuyển đi: Đường Hùng Vương – đường Lý Thái Tổ – đường Phạm Văn Nghị – đường
Nguyễn Tri Phương – đường Nguyễn Hữu Thọ – đường Nguyễn Hữu Dật – đường Huỳnh
Tấn Phát – đường 2/9 – Tiên Sơn ( nằm gần tại Siêu thị Lotte).
- Lộ trình di
chuyển về: Từ Tiên Sơn – đường Phan Đăng Lưu – đường Nguyễn Hữu Dật – đường
Nguyễn Hữu Thọ – đường Lê Đình Lý – đường Phạm Văn Nghị – đường Lý Thái Tổ –
đường Hùng Vương – đường Lê Duẩn – đường Ông Ích Khiêm – đường Nguyễn Tất Thành
– Bãi đỗ xe Xuân Diệu.
Tuyến xe
bus số 12
- Tần suất hoạt
động: Khoảng 15p – 20p/chuyến
- Thời gian hoạt
động tuyến 12: Từ 5h00 đến 21h hàng ngày
- Lộ trình di
chuyển đi - về: từ bến xe Hoàng Sa – đường Yết Kiêu – đường Ngô Quyền – đường
Trần Thánh Tông – đường Lý Quang Nhật – đường Chu Huy Mân – đường Xuân Diệu –
đường Đống Đa – đường Nguyễn Thị Minh Khai – đường Hùng Vương – đường Lê Đình
Lý – cầu Duy Tân – đường Nguyễn Văn Thoại và kết thúc tại Bãi đỗ xe
Trường Sa.
Taxi
sân bay Đà Nẵng
Taxi là loại phương tiện được ưa
chuộng nhất bởi chỉ mất khoảng 5-10 phút, tùy theo thời điểm và tình
trạng giao thông là bạn có thể về thành phố.
Hiện
giá taxi từ sân bay về thành phố khoảng chừng 60.000-100.000đ/ 1 chiều, có sự
chênh lệch giữa các hãng.
Một
số hãng taxi uy tín tại sân bay bạn có thể tham khảo:
Taxi
Mai Linh: Số điện thoại liên hệ 0511.3.52.52.52
Taxi
Tiên Sa: Số điện thoại liên hệ 0511.3.79.79.79
Taxi
Sông Hàn: Số điện thoại liên hệ
0511.3.655.655
Taxi
Vinashin: Số điện thoại liên hệ 0511.3.82.82.82
Taxi
Airport: Số điện thoại liên hệ 0511.3.27.27.27
Xe ôm sân bay Đà Nẵng
Nếu
đi một mình và ít hành lý thì lựa chọn đi xe ôm cũng khá ổn. Bởi xe ôm sân bay
Đà Nẵng được đánh giá khá ổn với phong cách lịch sự, có đầy đủ thẻ nhân viên,
mũ bảo hiểm, đồng phục gọn gàng. Giá xe ôm sân bay khoảng 25.000đ – 50.000đ
thôi nhé.
Xe máy sân bay Đà Nẵng
Với
các bạn trẻ đi đôi hoặc đi theo nhóm thì thuê xe máy di chuyển khám phá cũng
rất thú vị và thuận tiện. Có thể thuê tại khách sạn hay các điểm thuê xe máy,
giá từ 90.000đ – 150.000đ/xe/ngày.
Xích lô sân bay Đà Nẵng
Xích
lô không được phép vào nhà ga nên bạn phải đi bộ một đoạn mới thuê được. Ưu
điểm của phương tiện di chuyển này là giá cả tương đối rẻ và tiện lợi với mức
50.000đ/h.
Bạn
sẽ dễ dàng tìm thấy xích lô ở một số điểm dừng đón trả khách như khách sạn Phương
Đông, đường Bạch Đằng, Bamboo Green, khách sạn Sông Hàn, khách sạn Bạch Đằng…
ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH
Đến với đà nẵng
bạn sẽ hiểu được rõ rằng tại sao nó được mệnh danh là “ Thành phố đáng sống”.
Danh hiệu đó thực sự không sai tí nào đâu các bạn ạ!
Đến
với Đà Nẵng bạn không thể nào bỏ qua các địa điểm nổi tiếng sau:
Bà
Nà: Thắng cảnh này nằm trên
núi Chúa, ở độ cao 1.489 m so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố khoảng
25 km, thuộc địa phận xã Hòa Ninh, Hòa Vang, Đà Nẵng. Nơi đây có khí hậu mát mẻ,
nhiệt độ trung bình chỉ 18 độ C, nơi đây phù hợp cho du khách tận hưởng bầu
không khí trong lành và ngắm cảnh quan từ trên cao xuống. Ngoài ra, đỉnh Bà Nà
còn có khu làng Pháp với kiến trúc đậm chất phương Tây, bên trong có các trò
chơi giải trí hấp dẫn. Nếu đã đến đây các bạn hãy thử sức mình với các trò chơi
cảm giác mạnh để giải tỏa stress nhé!.
Đặc biệt nơi đây còn có khu bảo tàng tượng sáp của những người nổi tiếng, có thể
bạn sẽ gặp thần tượng mình ở đó cũng nên :).
Bên cạnh
đó, các cây xanh, bồn hoa đủ màu sắc ở Bà Nà cũng là địa điểm được khách du lịch
dừng chân để lưu lại những kỷ niệm đẹp.
Trung tâm
của đỉnh Bà Nà là khách sạn Morin được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, vườn hoa tình
yêu Le Jardin d’Amour rộng 7 ha. Năm 2004, chùa Linh Ứng với tượng phật Đức Bổn
Sư cao 27 m được hoàn thành tạo một điểm đến tâm linh cho du khách khi lên Bà
Nà. Hiện nay, đỉnh cao nhất của Bà Na có Lĩnh Chúa Linh Từ, lầu chuông, miếu
Bà, nhà bia, tháp Phong Linh là điểm đến mới được xây dựng.
Còn một Siêu
phẩm nữa đó là “Cây Cầu Vàng Đà Nẵng trên đỉnh
Bà Nà Hill” vừa được trình làng thơ mộng khiến cánh báo giới quốc
tế không ngớt lời ca ngợi. Với thiết kế vô cùng ấn tượng, hai bàn tay rêu phong
to lớn vươn ra từ thân núi nắm lấy tấm lụa vàng lơ lửng giữa trời, tuyệt tác
này còn được mọi người nhắc đến với cái tên
“Cầu Bàn Tay” – một trong những địa
điểm đẹp sống ảo không thể bỏ qua khi đi du lịch Đà Nẵng.
Cây cầu
Vàng Bà Nà Hill được xây dựng chưa đầy một năm, khánh thành và được mở cửa vào
tháng 6 năm 2018. Với độ dài 150 mét và nằm ở độ cao 1414 mét so với mực nước
biển, “Cây
Cầu Vàng” đã tạo nên một lối đi giữa không trung, giữa khung ảnh
mờ sương như chốn bồng lai tiên cảnh của núi Bà Nà. Đứng ở vị trí đôi bàn tay
rêu phong, du khách có thể ngắm nhìn những
cánh rừng nguyên sinh trải dài tít tắp, xa xa là toàn cảnh thành phố Đà Nẵng
xinh đẹp.
Bán đảo Sơn Trà:
Đây được
xem là "lá phổi xanh" của thành phố Đà Nẵng. Địa điểm này thuộc phường
Thọ Quang, quận Sơn Trà. Với diện tích 4.439 ha, bán đảo Sơn Trà có hệ động, thực
vật phong phú và được bảo tồn nguyên vẹn. Cung đường dẫn lên Sơn Trà từ trung
tâm thành phố uốn quanh bờ biển, ôm lấy rìa bán đảo này.
Khi đến
bán đảo Sơn Trà, bạn sẽ được thăm tượng Phật Bà Quan Âm cao 67 m hướng ra biển.
Ở đây có những đỉnh núi cao gần 700 m nên du khách có thể ngắm toàn cảnh thành
phố từ xa và dải bờ biển uốn cong với cát trắng kéo dài. Khi đi theo đường ở
phía Nam bán đảo, du khách sẽ được đến với đỉnh Bàn Cờ. Những cung đường quanh
co, rợp bóng cây xanh với không khí trong lành của Sơn Trà luôn hấp dẫn bất cứ
du khách nào.
Ngũ
Hành Sơn: Danh thắng này nằm cách
trung tâm Đà Nẵng 8 km về phía Đông Nam, gồm 6 ngọn núi đá vôi là: Kim Sơn, Mộc
Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn (2 ngọn) và Thổ Sơn. Du khách đến Ngũ Hành Sơn có thể cảm
nhận được vẻ đẹp của mây trời non nước, tìm hiểu các giá trị văn hóa tâm linh,
lịch sử.
Vé vào
đây hiện tại là 50k/người. Lúc đi lên bạn có thể đi thang máy, nhưng lúc đi xuống
bạn đi bộ để tận hưởng hết vẻ đẹp nơi đây nhé!
Sông
Hàn về đêm: Đà Nẵng
không chỉ có những phong cảnh tự nhiên đẹp mà còn nổi tiếng với những cây cầu bắc
qua sông Hàn. Khung cảnh của thành phố càng trở nên ấn tượng khi lên đèn. Du
khách có thể mua vé đi du thuyền trên sông Hàn để ngắm các cây cầu được chiếu
sáng nhiều màu sắc, gồm: cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Sông Hàn, cầu Tiên
Sơn... Mỗi chuyến đi du thuyền kéo dài một tiếng, du khách vừa được ngắm cảnh
và tận hưởng làn gió mát trên sông, ghi lại được những bức ảnh đẹp của cảnh
quan hai bên bờ. Đặc biệt, vào dịp cuối tuần, cầu Rồng sẽ phun lửa và nước thu
hút sự chú ý của du khách.
Chợ Cồn: Thiên đường ẩm thực Đà Nẵng
Từ lâu chợ Cồn Đà Nẵng đã trở thành điểm đến mà bất kì du khách nào cũng nên trải nghiệm một lần.
Chợ Cồn có
quy mô khá lớn, gồm một dãy nhà 3 tầng, hai dãy nhà 2 tầng và 6 khu lòng chợ là
nhà cấp 4. Hoạt động nhộn nhịp nhất vẫn là ở tầng trệt, người ra kẻ vào tấp nập.
Chợ Cồn quy
tụ đầy đủ các mặt hàng từ phổ thông đến cao cấp. Khách du lịch đến đây thường
ghé thăm khu ăn uống và khu bán đặc sản khô là chủ yếu. Khu ẩm thực của chợ Cồn
khá nổi tiếng với các món ăn Việt Nam truyền thống đa dạng vùng miền. Việc mua
quần áo, giày dép,… ở chợ Cồn không thực sự là một ý hay với du khách. Vì nếu
không biết trả giá bạn có thể sẽ bị “hớ” khi mua hàng tại đây.
Khu bên
trong được phân chia theo từng quầy san sát nhau rất gọn gàng, sạch sẽ. Từ bên
ngoài bước vào bạn sẽ thấy hai dãy đồ ăn được chia làm hai bên. Một bên là đồ
ngọt với chè, sinh tố, các loại trái cây như cóc dầm, me dầm,… Bên còn lại là
vô số đồ mặn với bún mắm, bún thịt nướng, các loại bún nước, mỳ quảng, cơm,
ram, ốc hút, bánh bèo, bánh xèo, bánh căn,… Các quầy ở đây đều có bảng giá niêm
yết trên tường, giá dao động từ 15.000 – 30.000 VNĐ. Khách du lịch đến đây ai
cũng thích thú vì được ăn “quên lối về” mà vẫn không sợ bị thâm hụt ngân sách.
Khu Ẩm Thực Ngoài Trời (STREET FOOD): Gần như toàn bộ các món ăn vặt tại Đà
Nẵng đều có mặt tại đây, như ram cuốn cải, hủ tiếu, bánh canh, mỳ quảng, gỏi
khô bò, hột vịt lộn, bánh bèo, bánh bột lọc, chè chuối, xoa xoa hạt lựu,… Chỉ
cần vài ba cái ghế con cùng một cái mẹt nhỏ là cô bán hàng đã có cho mình một
địa bàn nho nhỏ để phục vụ thực khách.
Ngồi ăn ở street food vừa chật chội,
đông đúc lại không được từ từ thưởng thức mà phải ăn thật nhanh để nhường ghế cho
người sau. Dù vậy thì khách vẫn đông và người bán vẫn phải luôn tay mới kịp
phục vụ. Có lẽ vì độ ngon và độ rẻ quá sức tuyệt vời mà không ai có thể cưỡng
lại sức hút của chúng.
Những gian hàng bán đặc sản chợ Cồn Đà Nẵng cho du khách làm quà luôn tấp nập và
nhộn nhịp người mua kẻ bán. Nếu đến chợ Cồn nhất định phải mua chút gì về làm
quà. Đó là một cách tinh tế để bạn bày tỏ tình cảm với người thân của mình.Chợ Cồn đã tồn tại ở đó như một biểu tượng không thể thiếu của thành phố Đà Nẵng. Chợ Cồn Đà Nẵng là địa điểm không được bỏ qua khi tham quan thành phố đáng sống nhất Việt Nam!
Sun World Danang Wonders: Không chỉ được ví như một ốc đảo xanh dịu mát giữa trung tâm thành phố biển Đà Nẵng, Sun World Danang Wonders còn là thế giới vui chơi giải trí hấp dẫn với cả gia đình. Công viên có hàng ngàn cây xanh mát rượi này không chỉ mang lại những khoảng sân rợp bóng cỏ hoa giữa mùa hè, mà còn là thế giới trò chơi hấp dẫn các bạn nhỏ ở mọi lứa tuổi. Đến đây bạn sẽ được thử vô vàn trò chơi cảm giác mạnh và hòa mình vào văn hoá của các dân tộc trên thế giới tại quê hương. Hãy nhớ đến đây một lần nhé!
Vé
vào cổng các bạn nên canh thời giảm giá sẽ chỉ 50k/người. nếu không giảm giá
giá vé sẽ hơi chát (tầm từ 300-350k)
Đèo Hải Vân: Địa điểm này là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng. Du khách lên đèo Hải Vân sẽ được ngắm thiên nhiên rộng lớn với núi non trùng điệp, những rừng cây trải màu xanh bên cung đường uốn lượn. Từ đèo Hải Vân, bạn có thể ngắm nhìn thành phố Đà Nẵng, cảng Tiên Sa,… hoặc hướng mắt sang địa phận của Thừa Thiên - Huế.
Phố
cổ Hội An: Nằm cách Đà Nẵng
30 km, Hội An thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Nơi đây từng là thương cảng hưng
thịnh hồi thế kỷ XVII-XVIII. Năm 1999, Hội An được UNESCO công nhận là di sản
văn hóa thế giới. Khu phố cổ còn được bảo tồn khá nguyên vẹn là điểm làm nên
nét hấp dẫn với du khách. Những nếp nhà đã được xây dựng hàng trăm năm với tường
sơn màu vàng, những con đường nhỏ hẹp sẽ đưa bạn lạc vào một không gian hoài cổ,
tránh xa phố thị ồn ào.
Phong cảnh
phố cổ Hội An càng lung linh khi màn đêm buông xuống. Các căn nhà được thắp
sáng bởi hàng ngàn chiếc đèn lồng đủ màu sắc. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đi tản bộ
dưới những con đường nhộn nhịp và thưởng thức các món ăn dân dã của phố Hội. Đặc
biệt, du khách có thể thả hoa đăng, đi thuyền trên sông Hoài để cảm nhận hết vẻ
đẹp của đô thị cổ này.
Chùa
Cầu: Đây là địa điểm mà hầu
hết du khách khí tới Hội An đều ghé thăm. Công trình này bắc qua một lạch nhỏ
chảy ra sông Thu Bồn, do các thương gia Nhật Bản đến đây buôn bán xây dựng vào
thế kỷ 16. Chùa Cầu dài khoảng 18 m, trên mái lợp ngói âm dương, cửa chính của
Chùa Cầu có biển với 3 chữ Hán, dịch ra là Lai Vãn Kiều. Hai đầu cầu đặt tượng
chó và tượng khỉ đứng chầu. Chùa Cầu được xem là biểu tượng của Hội An, hình ảnh
công trình này xuất hiện ở mặt sau tờ tiền 20.000 đồng. Du khách có thể đứng
trên cầu để tìm hiểu về lịch sử của nó, hoặc đứng bên thành cầu ngắm khung cảnh
xung quanh và phố cổ ở bờ bên kia.
Mong rằng những kinh nghiệm trên sẽ mang lại cho bạn chuyến du lịch tuyệt vời nhất!
Liên hệ ngay: 093 5759 247
hoặc www.247quynhon.com để có chuyến du lịch với giá vé máy bay tốt nhất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét